Thiết kế giao diện với Bootstrap

Thiết kế giao diện với Bootstrap ngày càng trở nên phổ biến bởi rất nhiều lợi ích mà công cụ này mang lại. Nhưng bên cạnh đó, công cụ Bootstrap cũng mang đến nhiều hạn chế nhất định. Những người thiết kế web nên tìm hiểu kỹ về các ưu và nhược điểm của công cụ này để có sự lựa chọn phù hợp trong quá trình thiết kế website.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI THIẾT KẾ GIAO DIỆN VỚI BOOTSTRAP

Bootstrap là một ramework JavaScript, CSS và HTML miễn phí và phổ biến trong việc thiết kế giao diện web, công cụ này ngày càng được sử dụng rộng rãi và mang đến nhiều lợi ích thiết thực. Công ty thiết kế website iWeb247 cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về những ưu và nhược điểm của công cụ này.



1/ ƯU ĐIỂM CỦA THIẾT KẾ GIAO DIỆN VỚI BOOTSTRAP

Ưu điểm đầu tiên cần kể đến của Bootstrap chính là công cụ này sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo ra một giao diện web mà không cần phải viết ra các class CSS hay những đoạn mã HTML rắc rối.

Không những vậy, Bootstrap còn tạo sẵn một thư viện để lưu trữ các thiết kế, nhờ đó, bạn có thể thiết kế website nhanh chóng bằng cách sử dụng những mẫu lưu sẵn này.

Nếu sử dụng với Bootstrap mặc định hỗ trợ responsive và viết theo xu hướng mobile firs thì sẽ giúp ích rấy nhiều trong việc cải thiện hiệu suất trang web khi người dùng truy cập bằng điện thoại.

Sử dụng Boostrap, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì giao diện này rất đầy đủ và sang trọng, website hiển thị tốt và bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh web để phù hợp với mọi chương trình.

Tuyệt vời hơn, Bootstrap rất thân thiện với Google, nên việc SEO web sẽ trở nên thật dễ dàng mà vẫn mang đến kết quả cao.

2/ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THIẾT KẾ GIAO DIỆN VỚI BOOTSTRAP

Nhưng bên cạnh các ưu điểm thì Bootstrap cũng có rất nhều những nhược điểm. Đầu tiên chính là công cụ này không được phổ biến và không nhiều người có thể sử dụng Bootstrap nhuần nhuyễn.

Tiếp đến, Bootstrap có tốc độ tối ưu chưa cao, các thư viện cũng chưa thật sự hoàn thiện, chưa thể tạo ra một framework riêng hoàn hảo, vì thế mà một số trang web vẫn phải dùng phiên bản dành riêng cho mobile.

Bootstrap cũng có quá nhiều code thừa và "giết chết" khả năng sáng tạo của người thiết kế. Bởi việc tích hợp những mẫu có sẵn, khiến người dùng "lười" sáng tạo nên những giá trị mới.

Nhìn chung, dù sở hữu nhiều hạn chế nhưng Bootstrap vẫn được đánh giá là một công cụ tuyệt vời. Bạn có thể sử dụng công cụ này đúng cách để mang về hiệu quả công việc cao.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
icon-zalo
Chat với chúng tôi qua Zalo